• Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe ôtô hạng B1

    Hạng B1 - loại xe điều khiển: số tự động. GPLX ôtô hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B2

    Hạng B2 - loại xe điều khiển: số sàn. GPLX ôtô hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi, xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG C

    GPLX ôtô hạng C cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Nâng hạng D, E

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe moto hạng A2

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm của trung tâm.... Chi tiết

22/05/2023
A- A+

Bát nháo đào tạo lái xe: Vô tư vào tập, gây tai nạn "tự chịu trách nhiệm"

Sân tập lái xe tại trường Đại học Đông Đô không chỉ thu tiền thiếu minh bạch mà còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến công tác đào tạo lái xe. Thực trạng trên gây ra mối nguy hiểm khôn lường vì trong quá trình tập có thể phát sinh những vụ việc va chạm, thậm chí là tai nạn giao thông nghiêm trọng ngay trên sân tập xe.

 

Thu tiền sân tập, không có hoá đơn chứng từ

Sân tập lái xe tại trường Đại học Đông Đô không chỉ thu tiền sai quy định mà còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến công tác đào tạo lái xe.

Ô đất rộng 33.554 m2 của trường Đại học Đông Đô thuộc Khu công nghiệp Phú Nghĩa (Km25, Quốc lộ 6, Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) được cấp phép để thực hiện dự án đào tạo lái xe; dạy nghề sửa chữa cơ khí bảo dưỡng ôtô và vận hành công trình máy.

Tuy nhiên, trường Đại học Đông Đô lại cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Trường An Sinh (Công ty Cổ phần Trường An Sinh) đứng ra thuê sân bãi với nhà trường để làm nơi dạy thực hành lái xe. Mỗi ngày, trung tâm lái xe này luôn tấp nập học viên đến đăng ký học, tập lái và chuẩn bị cho các kỳ thi sát hạch.

Sân tập ở đây có các hạng mục dành cho bãi tập lái xe như lên dốc, xuống dốc, ghép ngang, ghép dọc, đường bê tông, cọc biển báo, lề đường, sa hình đường quanh co, dốc tập đề-pa...

Theo ghi nhận, cơ sở thu 80.000 đồng/lượt đối với mỗi ca bổ túc nâng cao tay lái. Số tiền này đưa trực tiếp cho bảo vệ, không có hoá đơn, chứng từ và vé xe.

Theo người dân xã Phú Nghĩa, mỗi ngày có tới vài chục lượt xe ra vào bãi xe học lái, cao điểm có tới hàng trăm lượt xe học lái. Từ con số đó, nhẩm tính, hàng tháng, chủ cơ sở thu lợi từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng từ hoạt động cho thuê bãi tập xe.

Gây tai nạn tự chịu trách nhiệm

Không chỉ thu tiền thiếu minh bạch, sân tập ở đây còn không đủ các điều kiện về an toàn giao thông. Theo quan sát của nhóm phóng viên, ngay từ cổng vào, "chào đón" chúng tôi là hai dãy xe bồn và đầu kéo dày đặc. Bên trong chính giữa sân tập cũng có hàng trăm xe bồn, xe đầu kéo đỗ tràn lan, gây mất an toàn giao thông.

Tại thời điểm chúng tôi ghi nhận, có hàng chục xe không phù hiệu đang tập lái và hàng chục học viên khác đang đợi tới lượt học sa hình. Sân rất nhiều người đến thuê xe tập lái, trong đó có nhiều nhóm cùng thuê xe để tập lái chung; nhiều thời điểm không có bóng dáng của thầy dạy lái xe.

Một giáo viên dạy lái xe tên C ngồi trong căng tin cho biết, anh cho học viên của mình tự lái trên sa hình vì đã "lái cứng".

Theo anh C, mỗi lần học lái xe tại sân tập này, học viên phải bỏ ra 80.000 đồng tiền sân. Với số tiền này, nam giáo viên khẳng định: "Xăng xe học viên tự chi, xảy ra tai nạn, học viên tự chịu; không may đâm đụng vào các xe khác, học viên tự đền. Còn nếu có giáo viên thì học viên phải chi 300.000 đồng/lượt với học viên học lái bằng B1 và 250.000 đồng/lượt với bằng B2".

Xe bồn, xe đầu kéo đỗ tràn lan trong sân tập lái xe; nhiều xe không có phù hiệu, biển tập lái vẫn tự do tập trong sân. Ảnh: PV

Thực trạng nêu trên là mối nguy hiểm khôn lường vì trong quá trình tập có thể phát sinh những vụ việc va chạm, thậm chí là tai nạn giao thông nghiêm trọng ngay trên sân tập xe.

Đặc biệt, theo Thông tư 58/2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định chi tiết về tiêu chuẩn của sân tập lái chỉ được phép đưa vào khai thác sử dụng khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện như đất thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe, nếu thuê sân tập lái phải có hợp đồng với thời hạn bằng hoặc dài hơn thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe;

Sân tập lái ôtô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; có diện tích dành cho cây xanh; nhà chờ có ghế ngồi cho học viên học thực hành...

Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, sân tập lái tại trường Đại học Đông Đô khó đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Thông tư 58/2015.

Nguồn báo lao động