• Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe ôtô hạng B1

    Hạng B1 - loại xe điều khiển: số tự động. GPLX ôtô hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B2

    Hạng B2 - loại xe điều khiển: số sàn. GPLX ôtô hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi, xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG C

    GPLX ôtô hạng C cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Nâng hạng D, E

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe moto hạng A2

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm của trung tâm.... Chi tiết

22/07/2022
A- A+

Hướng dẫn đổ đèo an toàn bằng xe tay ga

Thời gian gần đây trên mạng xã hội liên tiếp chia sẻ các vụ tai nạn khi đi phượt tại những nơi đèo dốc, địa hình hiểm trở như Tam Đảo, Ba Vì… Đã có những nạn nhân không may bị tử vong khi lao xe xuống vực. Một điểm chung trong các vụ tai nạn này là đều có liên quan đến xe tay ga.

Địa hình dốc khiến xe ga thường không phải là lựa chọn ưu tiên để đi đường núi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây là phương tiện duy nhất, không còn lựa chọn nào khác. Nếu xe số cho người lái cảm giác an toàn khi có thể sử dụng các số 1, 2, 3, 4…để ghìm tốc độ theo kiểu phanh động cơ, thì xe ga lại không có những lựa chọn đó. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đổ đèo bằng xe ga an toàn.

Tai nạn khi đổ đèo bằng xe tay ga. Ảnh minh họa

Video đổ đèo Tam Đảo bằng xe tay ga, mất phanh lao xuống vực:

Nguyên nhân khiến xe tay ga kém an toàn

Do đặc thù của xe tay ga khi xuống dốc loại xe này không thể về số thấp để hãm động cơ như xe số mà chỉ có thể dùng đến phanh. Điều nguy hiểm nhất lại chính là nằm ở đó khi xe lao xuống dốc, người lái bóp phanh liên tục sẽ khiến phanh xe bị nóng, má phanh bị bào mòn, thậm chí phanh hoàn toàn mất tác dụng do quá nhiệt.

Tai nạn khi đổ đèo bằng xe tay ga sai kỹ thuật tại Tam Đảo

Theo những người có kỹ năng và kinh nghiệm chạy xe tay ga nhiều ở đường đèo núi, xe ga hoàn toàn có thể phanh bằng động cơ như xe số. Thực chất, ở xe ga phanh động cơ là lợi dụng độ bám của côn để giữ xe ở một tốc độ nhất định, đủ an toàn. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nổ máy

Xe trôi xuống dốc tương tự như thả chiếc lốp xe, viên bi, quả bóng lăn tự do từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Với trọng lượng xe của và người ngồi trên xe càng lớn, quán tính càng lớn, do đó tốc độ trôi dốc ngày càng nhanh. Khi đó, phanh xe mất tác dụng, độ bám đường giảm, xe không thể giảm tốc như ý muốn khi gặp khúc cua hay phải dừng lại. Điều đầu tiên cần lưu ý là không bao giờ được tắt máy khi đổ đèo. Bởi lẽ, nếu tắt máy, lúc này xe chỉ di chuyển dựa trên hai bánh, tức không liên quan gì tới cơ cấu hộp số, động cơ.

Bước 2: Mớm ga

Khi đổ đèo, an toàn quan trọng hơn tốc độ. Do đó, làm thế nào xe đổ đèo trong khả năng kiểm soát của lái xe là quan trọng nhất. Khi đã nổ máy, để xe tự trôi đến mức tốc độ khoảng 15-20km/h. Sau đó rà phanh, mớm ga tiếp tục để côn bám, cuối cùng thả phanh và ga, xe sẽ tự phanh động cơ.

Lúc này, xe sẽ tiếp tục bị ghìm ở khoảng tốc độ như trước khi thả phanh và ga, bởi lẽ các lá côn đã bám, tạo nên ma sát, tạo ra "phanh động cơ". Như vậy dù lái xe không phanh xe vẫn duy trì được tốc độ hợp lý.

Ở bước này, nếu thả hết ga từ đầu, xe sẽ xuống dốc tương tự trường hợp tắt máy, không có lực nào hãm lại. Khi ở tốc độ quá thấp, khoảng 15km/h trở xuống, cơ chế của xe ga là tự ngắt côn để xe trôi theo quán tính. Do đó, nếu từ đầu không mớm ga, xe sẽ cứ thế trôi.

Bước 3: Duy trì tốc độ

Khi gặp những đoạn cua tay áo cần phanh đến mức rất chậm như sắp dừng lại, thì sau khi thoát cua, lại tiếp tục thực hiện như ở bước 2 để thiết lập tốc độ an toàn trở lại. Trên tác động của độ dốc và trọng lượng chở, xe sẽ bị đẩy dần tốc độ lên cao khi xuống dốc. Do đó, lái xe cần chú ý thỉnh thoảng rà phanh để đưa xe về mức tốc độ an toàn, thường ở khoảng 30-40km/h tùy địa hình.

Bước 4: Không rà phanh liên tục

Không thả trôi hoặc ga quá nhiều khiến tốc độ xe đẩy lên cao quá mức an toàn, khi đó lái xe phải rà phanh với áp lực lớn, liên tục để hãm tốc. Làm việc dưới cường độ lớn liên tục sẽ khiến má phanh và đĩa phanh mòn, mất độ bám thậm chí cháy phanh. Đây là trường hợp thường gặp ở những xe khách tai nạn trên đường đèo dốc.

Bước 5: Trang bị kỹ năng chạy đường núi

Bên cạnh 4 bước để kiểm soát tốc độ như ở trên, lái xe cần trang bị đầy đủ các kỹ năng chạy đường núi khác nếu muốn phượt bằng xe ga an toàn. Đó là kỹ năng đi đúng làn, vào cua, đi theo nhóm, quan sát...

Nguồn Internet