94 câu hỏi mới đang trong quá trình dự thảo, lấy ý kiến và có giá trị tham khảo đối với các học viên đăng ký học lái xe từ 01/01/2025.
Hiện tại đề thi sát hạch 2025 đã cập nhật cấu trúc/yêu cầu đề thi 15 hạng giấy phép lái xe mới với bộ 600 câu hỏi cũ (chưa có thông tư/hướng dẫn chính thức sử dụng 94 câu hỏi mới trong sát hạch).
Câu 1/94 [Câu 3/600]:
Khái niệm "Khổ giới hạn của đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?
-
Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng, chiều cao của đường bộ để các xe, bao gồm cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn.
-
Là khoản trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường.
-
Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 2 Điều 27 Luật đường bộ 2024, quy định:
Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng, chiều cao của đường bộ để các xe, bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn và được xác định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ.
Câu 2/94 [Câu 5/600]:
Dải phân cách có tác dụng gì?
-
Được lắp đặt để phân chia các làn đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ trên đường cao tốc.
-
Được lắp đặt để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường.
Đáp án đúng: 2
Giải thích:
Khoản 7, Điều 24 Luật Đường bộ 2024, quy định:
Dải phân cách được lắp đặt để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường.
Câu 3/94 [Câu 8/600]:
Khái niệm "phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" được hiểu thế nào là đúng?
-
Gồm xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
-
Gồm xe ô tô; rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy và xe tương tự.
Đáp án đúng: 2
Giải thích:
Điểm a khoản 1 Điều 34 Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ 2024, quy định:
Xe cơ giới bao gồm ô tô; rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy và xe tương tự.
(Xe máy chuyên dùng không phải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ).
Câu 4/94 [Câu 15/600]:
Khái niệm “đỗ xe" được hiểu như thế nào là đúng?
-
Là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian.
-
Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông có giới hạn thời gian.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Điều 18, Luật trật tự, ATGT đường bộ 2024, quy định:
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.
Câu 5/94 [Câu 16/600]:
Khái niệm "đường cao tốc" được hiểu như thế nào là đúng?
-
Chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
-
Có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
-
Có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình...
-
Tất cả các ý trên.
Đáp án đúng: 4
Giải thích:
Khoản 1 Điều 44 Luật Đường bộ 2024, quy định:
Đường bộ cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình.
Câu 6/94 [Câu 29/600]:
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải di chuyển như thế nào?
-
Đi về phía bên phải theo chiều đi của mình.
-
Đi về phía bên trái theo chiều đi của mình.
-
Đi ở bất cứ làn nào nhưng phải bấm đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho các phương tiện khác.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Điều 13 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định về Sử dụng làn đường như sau:
1. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình.
Khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước, phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn.
2. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề.
3. Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
4. Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một nhóm loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó.
Câu 7/94 [Câu 54/600]:
Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg?
-
19 tuổi.
-
20 tuổi.
-
21 tuổi.
Đáp án đúng: 3
Giải thích:
Hạng B + kéo rơ moóc trên 750kg = HẠNG BE → 21 tuổi.
Khoản 1, Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy.
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE.
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE.
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE.
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Câu 8/94 [Câu 55/600]:
Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm³ hoặc có công suất động cơ điện đến 11kW?
-
16 tuổi
-
18 tuổi.
-
21 tuổi.
Đáp án đúng: 2
Giải thích:
Xe mô tô dung tích xi-lanh đến 125 cm³ = HẠNG A1 → 18 tuổi.
Khoản 1, Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy.
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE.
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE.
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE.
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Câu 9/94 [Câu 56/600]:
Người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
-
23 tuổi.
-
24 tuổi.
-
27 tuổi.
-
30 tuổi.
Đáp án đúng: 3
Giải thích:
Ô tô chở người trên 29 chỗ = HẠNG D → 27 tuổi.
Khoản 1, Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy.
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE.
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE.
e) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE.
f) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Câu 10/94 [Câu 57/600]:
Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là bao nhiêu tuổi?
-
57 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
-
55 tuổi đối với nam và nữ.
-
60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
-
45 tuổi đối với nam và 40 tuổi đối với nữ.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 1, Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định:
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Câu 11/94 [Câu 58 / 600]:
Người lái xe hạng D1, D2, C1E, CE phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
-
23 tuổi.
-
24 tuổi.
-
27 tuổi.
-
30 tuổi.
Đáp án đúng: 2
Giải thích:
Khoản 1, Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy.
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE.
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE.
e) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE.
f) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Câu 12/94 [Câu 59/600]:
Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe gắn máy?
-
16 tuổi.
-
17 tuổi.
-
18 tuổi.
-
15 tuổi.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 1, Điều 39 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy.
Câu 13/94 [Câu 60/600]:
Người có GPLX mô tô hạng A1 không được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe mô tô có dung tích xi-lanh 125cm³.
-
Xe mô tô có dung tích xi-lanh trên 175cm³.
-
Xe mô tô có dung tích xi-lanh 100cm³.
Đáp án đúng: 2
Giải thích:
Điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, quy định:
Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm³ hoặc có công suất động cơ điện đến 11kW.
→ Hạng A1 KHÔNG ĐƯỢC PHÉP điều khiển xe có dung tích xi-lanh trên 175cm³.
Câu 14/94 [Câu 61/600]:
Người có GPLX mô tô hạng A1 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm³ hoặc có công suất động cơ điện đến 11kW.
-
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125cm³ hoặc có công suất động cơ điện trên 11kW.
-
Cả ý 1 và ý 2.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, quy định:
Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm³ hoặc có công suất động cơ điện đến 11kW.
Câu 15/94 [Câu 62/600]:
Người có GPLX mô tô hạng A được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm³ hoặc có công suất động cơ điện đến 11kW.
-
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125cm³ hoặc có công suất động cơ điện trên 11kW.
-
Cả ý 1 và ý 2.
Đáp án đúng: 2
Giải thích:
Khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, quy định:
Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125cm³ hoặc có công suất động cơ điện trên 11kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Câu 16/94 [Câu 63/600]:
Người có GPLX hạng B1 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe mô tô ba bánh.
-
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm³ trở lên.
-
Các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Câu 17/94 [Câu 64/600]:
Người có GPLX hạng B được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe ô tô chở người đến 09 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg, các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg.
-
Xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).
-
Xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg, các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg.
-
Cả ý 2 và ý 3.
Đáp án đúng: 4
Giải thích:
Điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 18/94 [Câu 65/600]:
Người có GPLX hạng C1 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg.
-
Xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg.
-
Xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg.
-
Cả ý 1 và ý 2.
Đáp án đúng: 3
Giải thích:
Điểm đ khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 19/94 [Câu 66/600]:
Người có GPLX hạng C được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg.
-
Xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg.
-
Xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg.
-
Cả ý 1 và ý 2.
Đáp án đúng: 4
Giải thích:
Điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 20/94 [Câu 67/600]:
Người có GPLX hạng D1 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).
-
Xe ô tô chở người trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).
-
Xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).
-
Cả ý 1 và ý 2.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Điểm g khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 21/94 [Câu 68/600]:
Người có GPLX hạng D2 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe ô tô chở người trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).
-
Xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).
Cả ý 1 và ý 2.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Điểm b khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 22/94 [Câu 68/600]:
Người có GPLX hạng D được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).
-
Xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg.
-
Xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg.
-
Xe khách nội toa.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Điểm i khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 23/94 [Câu 69/600]:
Người có GPLX hạng CE được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg.
-
Xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
-
Cả ý 1 và ý 2.
Đáp án đúng: 3
Giải thích:
Điểm m khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 24/94 [Câu 70/600]:
Người có GPLX hạng DE được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
-
Xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg.
-
Xe ô tô chở khách nội toa.
-
Cả ý 2 và ý 3.
Đáp án đúng: 4
Giải thích:
Điểm p khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 25/94 [Câu 71/600]:
Người có GPLX hạng B với điều kiện hạn chế "Chỉ điều khiển xe ô tô hạng B chuyển số tự động (bao gồm cả xe ô tô điện)" được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
-
Xe ô tô chở người đến 09 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) chuyển số tự động.
-
Xe ô tô điện.
-
Ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg chuyển số tự động.
-
Tất cả các ý trên.
Đáp án đúng: 4
Giải thích:
Thông tư số 35/2024/TT-BGTVT.
Câu 26/94 [Câu 77/600]
Khi dạy thực hành lái xe, giáo viên phải mang theo các giấy tờ gì dưới đây?
-
Phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe", giấy phép xe tập lái, chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển và chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
-
Phù hiệu "Học viên tập lái xe" và kế hoạch học tập của khóa học.
-
Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 5 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Điểm h khoản 1 Điều 63 Thông tư số 35/2024/TT-BGTVT.
Câu 27/94 [Câu 78/600]:
Xe ô tô tập lái trên đường giao thông phải đảm bảo các điều kiện gì dưới đây?
-
Xe tập lái được gắn 02 biển "TẬP LÁI" trước và sau xe, có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, được bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe.
-
Có thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe của học viên, xe tập lái loại ô tô tải thùng có mui che mưa, che nắng, ghế ngồi cho học viên, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực.
-
Cả ý 1 và ý 2.
Đáp án đúng: 3
Giải thích:
Điểm e khoản 3 Điều 9 Nghị định số 160/2024/NĐ-CP.
Câu 28/94 [Câu 80/600]:
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải mang theo các giấy tờ gì?
-
Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo của hạng xe đang điều khiển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.
-
Chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
-
Cả ý 1 và ý 2.
Đáp án đúng: 2
Giải thích:
Khoản 1 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 29/94 [Câu 81/600]:
Giấy phép lái xe bị thu hồi trong trường hợp nào?
-
Người được cấp giấy phép lái xe không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép lái xe.
-
Giấy phép lái xe quá hạn.
-
Giấy phép lái xe bị mất.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 5 Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 30/94 [Câu 90/600]:
Khu vực nào người lái xe không được phép quay đầu xe?
-
Phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, hầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
-
Trong khu dân cư.
-
Khu vực trường học.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 4 Điều 15 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 31/94 [Câu 91/600]:
Người lái xe phải làm gì khi quay đầu xe trên cầu, ngầm hay nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt?
-
Không được quay đầu xe.
-
Lợi dụng chỗ rộng và phải có người làm tín hiệu sau xe để bảo đảm an toàn.
-
Lợi dụng chỗ rộng có thể quay đầu được để quay đầu xe cho an toàn.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 4 Điều 15 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Câu 32/94 [Câu 93/600]:
Khi lùi xe người lái xe phải làm gì để bảo đảm an toàn?
-
Quan sát phía sau và cho lùi xe ở tốc độ chậm.
-
Có tín hiệu lùi, nếu phía sau không có người hoặc phương tiện khác thì nhanh chóng lùi để đảm bảo an toàn.
-
Quan sát hai bên và phía sau xe, có tín hiệu lùi và chỉ lùi xe khi bảo đảm an toàn.
Đáp án đúng: 3
Giải thích:
Điều 16 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, quy định về việc lùi xe:
1. Khi lùi xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát hai bên và phía sau xe, có tín hiệu lùi và chỉ lùi xe khi bảo đảm an toàn.
2. Không được lùi xe ở đường một chiều, khu vực cấm dừng trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất trong hầm đường bộ, trên đường cao tốc.
Câu 33/94 [Câu 97/600]:
Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên với đường ưu tiên, người lái xe đang đi trên đường không ưu tiên phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
-
Nhường đường cho xe đi ở bên phải mình tới.
-
Nhường đường cho xe đi ở bên trái mình tới.
-
Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên từ bất kỳ hướng nào tới.
Đáp án đúng: 3
Giải thích:
Khoản 1, Điều 22 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
Câu 34/94 [Câu 99/600]:
Khi đi tới đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có người gác, chắn đường bộ, chuông, đèn tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải làm gì để đảm bảo an toàn giao thông?
-
Dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe và quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới mới được đi qua.
-
Quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới thì nhanh chóng đi qua.
-
Dừng lại khoảng cách tối thiểu 3m tính từ ray đường sắt gần nhất, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới thì nhanh chóng đi qua.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khi tới đường ngang không có người gác, chắn đường bộ, chuông, đèn tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe và quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới mới được đi qua.
Khoản 2, Điều 24 Luật Trật tự ATGT đường bộ năm 2024.
Câu 35/94 [Câu 100/600]:
Khi đi tới đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, có hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, đèn đỏ sáng nhấp nháy, chuông kêu, chắn đường bộ đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải làm gì để đảm bảo an toàn giao thông?
-
Dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe.
-
Dừng lại về bên trái đường của mình, trước vạch dừng xe.
-
Dừng lại giữa đường của mình, trước vạch dừng xe.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 1, Điều 24 Luật Trật tự ATGT đường bộ năm 2024:
Khi có hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, đèn đỏ sáng nhấp nháy, chuông kêu, chắn đường bộ đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe.
Câu 36/94 [Câu 101/600]:
Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc, người lái xe phải thực hiện như thế nào để bảo đảm an toàn?
-
Phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc.
-
Phải có tín hiệu xin vào và phải nhanh chóng vượt xe đang chạy trên đường để nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy qua làn đường đó để vào làn đường của đường cao tốc.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 1, Điều 25 Luật Trật tự ATGT đường bộ 2024 quy định:
a) Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc, phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc.
b) Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc, phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi ra khỏi đường cao tốc.
c) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường.
Câu 37/94 [Câu 102/600]
Trên đường cao tốc, người lái xe phải dừng xe, đỗ xe như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
-
Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở làn đường sát mép ngoài và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.
-
Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét.
-
Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở làn đường bên trái và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe.
Đáp án đúng: 2
Giải thích:
Khoản 2, Điều 25 Luật Trật tự ATGT đường bộ năm 2024 quy định:
Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp. Trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét.
Câu 38/94 [Câu 103/600]:
Những trường hợp nào ghi ở dưới đây không được đi vào đường cao tốc trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc?
-
Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở làn đường sát mép ngoài và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.
-
Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế lớn hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc.
-
Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở làn đường bên trái và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe.
Đáp án đúng: 2
Giải thích:
Khoản 2, Điều 25 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
Câu 39/94 [Câu 104/600]:
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ theo quy định, còn phải tuân thủ những quy tắc giao thông nào dưới đây?
-
Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn chiếu gần, xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu, không được dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải đưa xe vào vị trí dừng xe, đỗ xe khẩn cấp. Nếu không di chuyển được, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe với khoảng cách bảo đảm an toàn.
-
Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn chiếu xa, được dừng xe, đỗ xe khi cần thiết.
-
Phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép, được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 1, Điều 26 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
Câu 40/94 [Câu 107/600]:
Xe kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo khi tham gia giao thông phải tuân thủ điều kiện nào dưới đây?
-
Chỉ được kéo rơ moóc phù hợp với thiết kế của xe, việc kết nối xe kéo với rơ moóc phải bảo đảm chắc chắn, an toàn.
-
Phải có tổng trọng lượng tương đương tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc.
-
Phải được lắp phanh phụ theo quy định để đảm bảo an toàn.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 2, Điều 29 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
Câu 41/94 [Câu 108/600]:
Xe ô tô kéo xe khác thế nào là đúng quy tắc giao thông?
-
Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực. Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn. Trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng. Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu, có đèn cảnh báo nhấp nháy màu vàng.
-
Được kéo theo một xe ô tô và xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải đảm bảo an toàn, xe được kéo phải có người ngồi trên xe để kịp thời phát hiện các trường hợp mất an toàn.
-
Được kéo theo một xe ô tô và xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và, hệ thống phanh bị hỏng, xe kéo nhau phải nối bằng dây cáp có độ dài phù hợp.
Đáp án đúng: 1
Giải thích:
Khoản 1, Điều 29 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
Đang cập nhật...