• Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe ôtô hạng B

    Loại xe điều khiển: số tự động. GPLX ôtô hạng B (số tự động) cấp cho người điều khiển xe ôtô chở người đến 08 chỗ ngồi (không kể chỗ của người lái xe), xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg, các loại xe ô-tô quy định cho giấy phép lái xe hạng... Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B

    Giấy phép lái xe ô-tô hạng B (số sàn) cấp cho người điều khiển xe ôtô chở người đến 08 chỗ ngồi (không kể chỗ của người lái xe), xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500kg, các loại xe ô-tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ-moóc có khối... Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG C1

    GPLX hạng C1 cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg đến 7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; các loại xe quy... Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Nâng hạng D, E

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe moto hạng A2

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm của trung tâm.... Chi tiết

12/02/2025
A- A+

Độ chính xác của vô-lăng không liên quan trợ lực điện hay dầu

Độ chính xác của vô-lăng bị chi phối bởi tỷ số truyền và tình trạng của bánh/lốp xe, công nghệ trợ lực lái không gây ảnh hưởng điều này.

Độ chính xác của vô-lăng ôtô có thể hiểu đơn giản là khi tài xế đánh lái, hướng di chuyển của xe sẽ phản ứng đúng với góc xoay tương ứng trên vô-lăng, không dư không thiếu, và đúng với những gì tài xế muốn, trăm lần như một. Độ chính xác của vô-lăng là một trong những yếu tố quyết định đến cảm giác lái của xe. Có nhiều yếu tố quyết định tính chính xác của vô-lăng.

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác là tỷ số truyền của vô-lăng, là tỷ số giữa vòng quay vô-lăng (tính theo độ) và vòng quay của bánh xe (tính theo độ), theo công thức x:y, trong đó x là vô-lăng, y là bánh xe. Trên xe máy, tỷ số truyền luôn là 1:1 vì tay lái gắn trực tiếp với bánh xe. Trên ôtô, tỷ số này rơi vào khoảng 12:1 đến 20:1, có nghĩa là nếu xoay vô-lăng 12-20 độ, bánh xe sẽ quay 1 độ.

Tỷ số truyền càng cao, tài xế sẽ cần xoay vô-lăng góc rộng hơn để thay đổi hướng đánh lái, đổi lại việc đánh lái sẽ nhẹ nhàng hơn, vô-lăng không bị "nặng". Tỷ số truyền thấp giúp đánh lái nhanh hơn, tuy nhiên tài xế sẽ phải dùng nhiều lực hơn để "vần". Thông thường, các xe nặng, lớn như xe tải có tỷ số truyền cao, các xe đua có tỷ số truyền thấp.

Ở trên đa số xe hiện nay, tỷ số truyền của vô-lăng có khả năng thay đổi tùy vào góc đánh lái. Khi trang bị hệ thống này, vô-lăng ở vị trí thẳng sẽ ít nhạy hơn so với khi đang ở các vị trí đánh lái gấp. Điều này hỗ trợ tài xế kiểm soát xe, giúp xe không bị thừa hoặc thiếu lái khi vào cua.

Vô-lăng trợ lực điện trên mẫu Mercedes Glass.

Một yếu tố quan trọng về mặt cơ học khác khiến ảnh hưởng đến độ chính xác khi đánh lái là tình trạng của lốp xe, và vị trí, góc đặt của bánh. Lốp xe mòn không đều, góc đặt bánh xe lệch chuẩn là nguyên nhân khiến xe bị xỉa lái, lệch lái hoặc đánh lái không đúng với ý định của tài xế.

Độ chính xác của vô-lăng không bị ảnh hưởng bởi công nghệ trợ lực. Hiện nay có hai loại trợ lực chính, bao gồm trợ lực dầu và điện. Trong đó, trợ lực dầu thường gặp trên những mẫu xe công nghệ cũ, còn trợ lực điện phổ biến hơn trên xe mới hiện nay. Đúng như tên gọi, trợ lực vô-lăng chỉ có tác dụng giúp việc đánh lái trở nên nhẹ nhàng hơn, không có tác dụng thay đổi tỷ số truyền khiến ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của vô-lăng.

Các lý do khiến trợ lực điện được dùng nhiều hơn cả là thiết kế gọn nhẹ, lợi về mặt năng lượng, không cần bảo trì thường xuyên như trợ lực dầu. Tuy vậy, trợ lực dầu vẫn được ưa chuộng vì giúp tài xế cảm nhận mặt đường rõ hơn, nhất là trên những dòng xe off-road. Trên trợ lực dầu, tài xế phải thực hiện thêm bước cẩn kiểm tra và thay dầu (nếu cần thiết) khi bảo trì xe.

Nguồn vnexpress

Học lái xe an toàn