• Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe ôtô hạng B1

    Hạng B1 - loại xe điều khiển: số tự động. GPLX ôtô hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B2

    Hạng B2 - loại xe điều khiển: số sàn. GPLX ôtô hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi, xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG C

    GPLX ôtô hạng C cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Nâng hạng D, E

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe moto hạng A2

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm của trung tâm.... Chi tiết

14/07/2020
A- A+

Nâng hạng GPLX từ hạng C lên FC

Theo luật quy định, để có thể thực hiện nâng dấu bằng C lên FC, phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây

Điều kiện nâng dấu bằng C lên FC

+ Theo luật quy định, để có thể thực hiện nâng dấu bằng C lên FC, phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Là công dân Việt Nam, người nước ngoài có giấy phép xác nhận được phép cư trú, học tập và làm việc tại Việt Nam.

+ Đang có giấy phép lái xe hạng C

+ Học viên phải đủ tuổi theo quy định của bằng lái là từ 24 tuổi trở lên thì mới có thể đăng ký nâng hạng bằng.

+ Thời gian hành nghề lái xe đối với trường hợp nâng dấu giấy phép lái xe từ bằng C lên bằng FC phải từ 3 năm trở lên và có 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

+ Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Thủ tục để nâng dấu bằng C lên FC

Để nâng dấu giấy bằng lái C lên FC, bước đầu tiên, học viên cần chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ các thủ tục như quy định bao gồm :

+ Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

+ Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo

+ Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;

+ Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch).

Hồ sơ nâng dấu bằng C lên FC

+ Bản sao CMND

+ Bản sao GPLX

+ 10 hình 3×4 nền xanh

+ Bản xác minh 50.000km lái xe an toàn ( hướng dẫn tại văn phòng)

+ Giấy khám sức khoẻ theo quy định ( hỗ trợ ngay khi đăng kí tại văn phòng)

Học lái xe an toàn