• Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe ôtô hạng B1

    Hạng B1 - loại xe điều khiển: số tự động. GPLX ôtô hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B2

    Hạng B2 - loại xe điều khiển: số sàn. GPLX ôtô hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi, xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG C

    GPLX ôtô hạng C cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Nâng hạng D, E

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe moto hạng A2

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm của trung tâm.... Chi tiết

22/01/2021
A- A+

Giấy phép lái xe hạng B1 và B11 khác nhau thế nào?

Giấy phép lái xe hạng B1 có hai loại là B1 và B11. Điểm chung của hai loại giấy phép lái xe này là đều được cấp cho người KHÔNG hành nghề lái xe, được phép điều khiển các loại xe ô tô số tự động. Bên cạnh đó, giấy phép lái xe B1 còn có thể sử dụng hợp pháp khi người lái vận tải các loại xe tương ứng quy định là xe số sàn.

Hiện nay, tại Việt Nam, Giấy phép lái xe (GPLX) ô tô phổ biến nhất thường được người dân sử dụng vẫn là hạng B bao gồm B1 và B2. Đây là loại GPLX dành cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng dưới 3.500kg.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người sử dụng xe số tự động nên nhu cầu có thêm loại GPLX dành riêng cho xe số tự động nảy sinh. Từ đó, ngày 1/1/2016, GPLX số tự động chính thức được Bộ GTVT bổ sung và áp dụng.

Giấy phép lái xe hạng B11 (Ảnh minh họa)

Nhưng vì GPLX ô tô số tự động được xếp vào hạng B1 và điều này dễ gây nhầm lẫn với hạng B1 cũ nên Bộ GTVT đã thống nhất gọi tên GPLX số tự động mới là B11.

GPLX hạng B11: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; Ô tô tải chuyên dùng số tự động, có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

GPLX hạng B1: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

Như vậy, người có GPLX hạng B11 không được điều khiển xe ô tô số sàn. Trong khi đó, GPLX hạng B1 được phép điều khiển xe ô tô số sàn. Cả hai loại GPLX này đều không cho phép hành nghề lái xe.

Người có GPLX hạng B11 điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi "Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển". Theo điểm a khoản 7, điều 21 Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, lỗi này có mức xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng.

Thời hạn của giấy phép lái xe:

Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTV quy định về thời hạn của GPLX như sau:

- GPLX hạng A1, A2, A3: Không có thời hạn.

- GPLX hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì GPLX được cấp có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

- GPLX hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

- GPLX hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Học lái xe an toàn