• Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe ôtô hạng B1

    Hạng B1 - loại xe điều khiển: số tự động. GPLX ôtô hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B2

    Hạng B2 - loại xe điều khiển: số sàn. GPLX ôtô hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi, xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG C

    GPLX ôtô hạng C cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Nâng hạng D, E

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe moto hạng A2

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm của trung tâm.... Chi tiết

10/06/2020
A- A+

Kiến nghị gắn hệ thống định vị lên thiết bị phóng xạ

Để bảo đảm an ninh, TP HCM kiến nghị Bộ Khoa học và Công Nghệ có quy định bắt buộc các đơn vị có nguồn phóng xạ phải gắn hệ thống định vị.

UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu và ban hành quy định bắt buộc phải gắn thiết bị định vị đối với các nguồn phóng xạ nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát các nguồn phóng xạ trong quá trình sử dụng và lưu giữ.

Trong khi chưa có quy định bắt buộc, thành phố đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu các đơn vị có nguồn phóng xạ hợp tác với UBND thành phố gắn thiết bị giám sát và định vị.

Thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) bị đánh mất đã được Công an tìm thấy. (Ảnh: Sở KH&CN TP HCM)

 Theo Sở Khoa học - Công nghệ TP HCM, hiện có hơn 1.200 thiết bị chứa chất phóng xạ đang hoạt động trong 700 cơ sở y tế, nhà máy công nghiệp trên địa bàn. Thời gian qua đã xảy ra một số sự cố bức xạ như thất lạc nguồn phóng xạ, phát hiện các nguồn phóng xạ vô chủ, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng nguồn phóng xạ không có giấy phép.

Ngày 12/9 TP HCM đã xảy ra một vụ mất trộm thiết bị kiểm tra không phá hủy NDT, có chứa nguồn phóng xạ kín Iridium-192. Nếu chất phóng xạ này bị phát tán ra môi trường, con người sẽ bị bỏng, nhiễm độc và chết. Dù sau đó, cơ quan chức năng đã kịp thời thu giữ thiết bị, không để nguồn phóng xạ phát tán ra nhưng vụ việc đã gây lo lắng cho người dân, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc quản lý, kiểm soát các loại thiết bị này.

Ngay sau đó UBND TP HCM đã yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ thống kê, lập danh sách tất cả các thiết bị có gắn phóng xạ trên địa bàn để tiến hành gắn hệ thống định vị lên các thiết bị chứa chất phóng xạ.

Đây được cho là phương pháp tối ưu để quản lý các thiết bị có nguồn phóng xạ nguy hiểm cho con người. Qua hệ thống định vị, vị trí của các thiết bị phóng xạ sẽ hiển thị trong phần mềm ứng dụng dạng bản đồ. Do chưa có quy định bắt buộc lắp đặt thiết bị định vị nên tạm thời ngân sách Nhà nước sẽ bỏ ra để lắp miễn phí cho các đơn vị.

Thành phố cũng yêu cầu thành lập tổ ứng phó sự cố phóng xạ, bức xạ, đề xuất mua các trang thiết bị chuyên dùng để kịp thời phát hiện, xử lý các nguồn phóng xạ, bức xạ khi lọt ra môi trường trong thời gian nhanh nhất.

Học lái xe an toàn