• Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe ôtô hạng B1

    Hạng B1 - loại xe điều khiển: số tự động. GPLX ôtô hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B2

    Hạng B2 - loại xe điều khiển: số sàn. GPLX ôtô hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi, xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG C

    GPLX ôtô hạng C cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Nâng hạng D, E

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe moto hạng A2

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm của trung tâm.... Chi tiết

26/06/2022
A- A+

Những bệnh xương khớp thường gặp khi lái xe

Khi lái xe, tài xế ít khi hoạt động đầu, cổ, vai, làm cho hệ thống cơ xương khớp ở những khu vực này dễ bị mỏi và phát triển thành bệnh lý.

TS. BS Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh khuyến cáo, nếu không được điều trị kịp thời, các vấn đề về cơ xương khớp của những người lái xe thường xuyên có thể phát triển thành những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống như:

Đau vai gáy mạn tính

Khi tập trung quan sát, các bác tài có xu hướng ngồi thẳng, nhìn về phía trước, hạn chế cử động. Tư thế này làm cản trở máu lưu thông tới vùng cột sống cổ để nuôi cơ xương khớp. Lâu dài, khu vực cổ vai gáy sẽ bị xơ hóa và co cứng. Tình trạng tê mỏi và đau sẽ bắt đầu ở vai gáy, sau đó lan rộng khắp hai vai. Cường độ cơn đau phụ thuộc vào mức độ bệnh.

Thoái hóa cột sống cổ

Khi tập trung cao độ để điều khiển xe, tài xế thường vô thức rướn người về phía trước, làm cho cột sống cong về phía trước. Điều này làm cho cột sống cổ luôn ở tư thế căng giãn, chịu trọng lực của phần đầu tác động, tạo áp lực chèn ép đĩa đệm, dẫn đến tình trạng đau mỏi cổ. Về lâu dài, đĩa đệm bị bào mòn và chệch ra ngoài, hậu quả là thoái hóa đốt sống cổ. Khi đốt sống cổ bị tổn thương, người bệnh có thể nghe thấy tiếng "rắc" khi nghiêng cổ mạnh, đau, tê mỏi vai gáy...

Thoát vị cột sống thắt lưng

Đây là một bệnh lý vô cùng phổ biến ở giới tài xế. Giữ một tư thế ngồi trong nhiều giờ sẽ gây áp lực lớn cho lưng, dẫn đến những cơn đau nhức từ lưng xuống mông chân và gây ra bệnh đau thần kinh tọa. Ngoài ra, sự dằn xóc khi lái xe qua những tuyến đường có nhiều ổ gà cũng tạo ra một lực tác động mạnh lên cột sống. Chính những yếu tố này làm cho sụn và xương dưới sụn ở cột sống thắt lưng bị bào mòn nhanh chóng, đốt sống chèn ép mạnh lên đĩa đệm, gây thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Hội chứng ống cổ tay

Vô lăng là vật không rời tay của các bác tài trong suốt thời gian làm việc, đây là nguyên nhân làm cho các khớp tay và cẳng tay bị đau mỏi. Bên cạnh đó, tư thế gập cổ tay để điều chỉnh và duy trì tốc độ trong thời gian dài làm cho máu không được lưu thông tốt để nuôi dưỡng xương khớp. Tất cả đã dẫn đến hội chứng ống cổ tay với các triệu chứng điển hình là mất cảm giác hoặc tê mỏi bàn tay, ngón tay; ngứa lòng tay, đau nhức xương ở khớp tay và cổ tay,... do dây thần kinh cổ tay bị chèn ép.

Để cải thiện các tình trạng này và ngăn ngừa biến chứng, Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh khuyến cáo các tài xế nên ngồi sao cho lưng và cột sống nằm trên một đường thẳng. Ghế ngả nhẹ về phía sau một góc 30 độ, ghế không quá cao hoặc quá thấp so với tay lái. Tài xế cũng nên trang bị thêm gối tựa đầu, đặt ở hõm vai gáy và đeo đai bảo vệ nếu đã mắc bệnh lý về cột sống.

Đối với vị trí đặt tay, Tiến sĩ Nam Anh gợi ý, bác tài hãy xem vô lăng như một mặt đồng hồ, đặt tay ở vị trí số 4 và 8. Hai vị trí này giúp vai và cổ thoải mái hơn trong suốt hành trình.

Việc không thay đổi tư thế trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về cơ xương khớp. Do đó, nếu không có thời gian, các tài xế nên tận dụng khi đổ xăng, không có khách hoặc ăn trưa... để đi lại vài vòng. Ngoài ra, đau mỏi là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang không khỏe, lúc này hãy để hệ cơ xương khớp được nghỉ ngơi và thư giãn. Thăm khám bác sĩ ngay khi có bất thường.

Theo vnexpress