• Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe ôtô hạng B1

    Hạng B1 - loại xe điều khiển: số tự động. GPLX ôtô hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B2

    Hạng B2 - loại xe điều khiển: số sàn. GPLX ôtô hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi, xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG C

    GPLX ôtô hạng C cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Nâng hạng D, E

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm Chi tiết

  • Hotline: 0327.404.404

    Đào tạo lái xe moto hạng A2

    Khi tham gia các buổi học lý thuyết tại trung tâm, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài liệu miễn phí bộ 600 câu hỏi sát hạch. Học viên sẽ được học lý thuyết tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của những giáo viên dày dặn kinh nghiệm của trung tâm.... Chi tiết

04/08/2022
A- A+

Loạn tên gọi công nghệ an toàn trên ôtô

Mỗi công nghệ có đến bốn, năm cách gọi khác nhau, có thể gây ra sự nhầm lẫn đối với người sử dụng.

Tổng cộng 6 tổ chức hàng đầu Mỹ vốn cam kết vì sự an toàn và tuyên truyền về công nghệ tới người tiêu dùng đang bắt tay nhau phát triển bộ quy ước chuẩn hóa tên gọi đối với các công nghệ hỗ trợ tài xế tiên tiến (ADAS). 6 tổ chức gồm Hiệp hội Ôtô Mỹ AAA, Consumer Reports - tạp chí tiêu dùng uy tín hàng đầu nước Mỹ - cũng như J.D. Power - công ty dịch vụ thông tin marketing toàn cầu, Hội đồng an toàn quốc gia Mỹ NSC, PAVE (tổ chức chuyên cung cấp kiến thức về ôtô trang bị các công nghệ tự động), và SAE International.

Mục tiêu của bộ quy ước chuẩn hóa tên gọi nhằm đơn giản hóa, nêu rõ ràng, và đặt tên dựa trên chức năng của hệ thống.

Những công nghệ thường thấy trên ôtô ngày nay và nhiều hệ thống trong số này có cùng tính năng nhưng tên gọi đa dạng. Ảnh: Semantic Scholar

Các tổ chức này liệt kê danh sách những công nghệ có tính năng giống nhau, nhưng tên gọi khác nhau đang được các hãng xe trên thế giới sử dụng. Danh sách xếp theo 6 tính năng chủ yếu gồm cảnh báo va chạm, can thiệp va chạm, hỗ trợ kiểm soát lái, hỗ trợ đỗ xe, giám sát tài xế và một số tính năng khác.

Ví dụ, hệ thống cảnh báo va chạm có nhiệm vụ phát hiện người hoặc xe khác ở không gian xung quanh, thường nằm trong khu vực điểm mù của xe, và cảnh báo tài xế về nguy cơ va chạm. Công nghệ này có thể được giới thiệu với tên gọi cảnh báo điểm mù, cảnh báo va chạm trước, cảnh báo chệch làn, cảnh báo va chạm khi đỗ xe, hay cảnh báo va chạm với xe ở phía sau.

Tương tự, công nghệ hỗ trợ đỗ xe có thể được biết đến với tên gọi camera lùi, camera 360, hỗ trợ đỗ xe chủ động, hỗ trợ đỗ xe từ xa, hay hỗ trợ đỗ xe với toa kéo phía sau.

Hay hệ thống hỗ trợ kiểm soát lái xe có thể trang bị trên ôtô với tên gọi như điều khiển hành trình thích ứng, hỗ trợ giữ làn, và hỗ trợ lái xe chủ động.

Các tổ chức trên cũng đang yêu cầu các hãng sản xuất ôtô thể theo công nghệ ADAS được chuẩn hóa để giúp giảm sự nhầm lẫn của người tiêu dùng về mục đích và tính năng của những hệ thống này.

Ngoài ra, những tổ chức này cũng muốn người tiêu dùng sử dụng công nghệ mới nhưng đồng thời phải hiểu rằng các hệ thống này được thiết kế để hỗ trợ, không phải để thay thế một tài xế.

Theo vnex